Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi
Đăng bởi: locphen, Ngày đăng: 20-11-2021 - Lượt xem: 2700

Nhiều khách hàng liên hệ cho Thiên Phát để hỏi về cách xây bể lọc nước giếng khoan cho gia đình như thế nào? Có thể tự xây bể lọc hay không? Bài viết hôm nay chúng tôi hướng dẫn khách hàng chi tiết để làm bể lọc nước giếng khoan dành cho gia đình vừa tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao. Cùng xem nhé!  

NƯỚC GIẾNG KHOAN VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ

Nước giếng khoan

Nước giếng khoan

Nước giếng khoan hay còn gọi là nước ngầm, đây là nguồn nước được lấy từ độ sâu khoảng 15 – 100m so với mặt đất do các mạch nước ngầm tạo ta. Ngày nay rất nhiều gia đình ở cả thành phố hay nông thôn vẫn đang sử dụng nguồn nước giếng khoan này để sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên nước giếng khoan hiện nay không còn an toàn do các hoạt động của nhà máy, xí nghiệp, gây ô nhiễm môi trường nước làm cho nước giếng khoan bị nhiễm bẩn, nhiễm độc hay các kim loại nặng.

Sử dụng nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm lâu ngày gây ra các bệnh về da, đường ruột, thậm chí mắc các bệnh về ung thư… Không những thế gây nên các thiệt hại về vật chất, tài sản của gia đình như: các vật dụng nhanh hỏng do nhiễm phèn, vôi từ nước… và cả về chất lượng cuộc sống.

LÝ DO NÊN CHỌN BỂ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN CHO GIA ĐÌNH

Nước sau khi qua bể lọc

Nước sau khi qua bể lọc

Đa số các nguồn nước giếng khoan hiện nay đều bị ô nhiễm theo nhiều mức độ khác nhau, có một số nơi chỉ bị ô nghiễm nhẹ, một số nơi bị nhiễm kim loại nặng như sắt, nhôm, chì…. Gây ra tình trạng nước giếng khoan nhiễm phèn, nhiễm vôi. Do đó cần phải có phương pháp lọc nước giếng khoan để có thể xử lý nguồn nước ô nhiễm đem lại nguồn nước sạch cho gia đình.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp lọc nước giếng khoan từ thủ công đến sử dụng các công nghệ hiện đại, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và không phải giải pháp nào cũng phù hợp với đình.

Các phương pháp lọc nước thủ công công không đáp ứng được đủ nguồn nước cho gia đình, đối với phương pháp lọc bằng công nghệ thì chi phí quá lớn, không phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn cách lọc nước giếng khoan phù hợp cho gia đình hiện nay đó là xây bể lọc nước giếng khoan vừa lọc sạch nguồn nước đủ cho gia đình sinh hoạt, vừa tiết kiệm chi phí, vừa dễ làm.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỂ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN

Ưu nhược điểm của bể lọc nước

Ưu nhược điểm của bể lọc nước

Tất cả sản phẩm nào hiện nay đều sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm riêng và bể lọc nước giếng khoan cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số ưu, nhược điểm của hệ thống này:

Ưu điểm

- Xây bề lọc thô có chi phí bỏ ra khá rẻ giúp gia đình tiết kiệm được một số tiền khi tự làm bể lọc nước thay vì mua các loại máy lọc nước hiện nay

- Tự xây bể lọc nước giúp cho việc lắp đặt và thay thế vật liệu lọc cũng như khắc phục các sự cố trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn

- Các vật liệu dễ kiếm, có thể có sẵn trong gia đình

- Có thể thay đổi cấu tạo, nâng cấp bể lọc dễ dàng

Nhược điểm

- Sử dụng bể lọc thô chỉ có thể lọc các tạp chất và một số kim loại nặng không thể lọc sạch hoàn toàn 100% các chất độc hại. Do đó nên dùng bể lọc nước với mục đích sinh hoạt và tưới cây.

- Không nên uống trực tiếp nguồn nước từ bể lọc

- Phù hợp với những gia đình có diện tích lớn và không gian rộng rãi bởi bể lọc thô chiếm diện tích khá lớn

- Mất nhiều thời gian, và công sức để hoàn thành bể lọc

CẤU TẠO BỂ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN

Cấu tạo bể lọc nước giếng khoan

Cấu tạo bể lọc nước giếng khoan

Bể lọc nước giếng khoan có cấu tạo gồm các bộ phận sau đây:

Bể lọc nước và chứa nước

Có thể sử dụng các loại bồn nhựa, Inox hoặc tự xây bể lọc bằng xi măng, gạch đá với kích thước bể lọc nước tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình, từ 60cmx60cmx1m. Đối với các loại bồn chứa thì sử dụng loại bồn có dung tích từ 150 – 500 lít.

Giàn phun mưa

Giàn phun mưa được đặt trên cùng của bể lọc với chức năng là tạo mưa giúp giảm áp lực nước xuống vật liệu và thẩm thấu nhanh hơn.

Vật liệu lọc nước dùng cho bể lọc thô

Các loại vật liệu sử dụng bao gồm:

Sỏi lọc nước

Than hoạt tính

Hạt Mangan

Cát thạch anh

Các vật liệu này được cho vào bể lọc nước thành các tầng khác nhau, tùy theo thế tích của bể chứa và chất lượng nguồn nước để phân bổ khối lượng vật liệu này cho phù hợp.

Hệ thống ống lọc nhựa

Sử dụng các loại ống lọc nhựa PVC Ф48 hoặc lưới inox nhỏ, để làm ống thu nước và ngăn không để vật liệu lọc chảy ra ngoài. Các ống lọc được đặt ở đáy của bể lọc.

SƠ ĐỒ VÀ VÀ QUY TRÌNH LỌC CỦA BỂ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN

Bản vẽ sơ đồ lọc nước giếng khoan

Xem hình bên dưới về bản vẻ về sơ đồ bể lọc nước giếng khoan tốt nhất được nhiều gia đình áp dụng hiện nay.

Sơ đồ xây bể lọc nước giếng khoan

Sơ đồ xây bể lọc nước giếng khoan

Quy trình lọc của bể lọc

Đầu tiên nguồn nước giếng khoan được bơm trực tiếp từ máy bơm hoặc qua một bể chứa khác đi qua dàn tạo mưa để giảm áp lực nước xuống vật liệu và oxy hóa và tạo kết tủa các kim loại như sắt, mangan, nhôm…

Nước sau khi qua dàn tạo mưa sẽ chảy qua các lớp vật liệu: Đầu tiên là lớp cát để lọc bỏ các kết tủa, vi sinh vật, tạp chất, kim loại nặng có trong nguồn nước… Sau đó nước sẽ thẩm thấu đến lớp than hoạt tính, than hoạt tính có tác dụng xử lý các vi sinh vật, hấp phụ các chất độc hại và trung hòa các khoáng chất khó hòa tan trong nước. Nước sau đó chảy qua lớp cát, sỏi thạch Anh giúp làm sạch, trong nguồn nước, tạo ra các khoáng chất có lợi và cuối cùng là chảy vào bể chứa nước sạch.

XÂY BỂ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN NHƯ THỂ NÀO?

Cách xây bể lọc nước giếng khoan

Cách xây bể lọc nước giếng khoan

Quá trình xây bể lọc nước giếng khoan cho gia đình cũng khá đơn giản bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng các bể lọc nước

Trọn bộ hệ thống bể lọc thường có 3 bể chính bao gồm: Bể lắng, bể lọc và bể chứa nước sạch sau khi lọc.

Xây dựng bể lọc: Bể lọc thô tiêu chuẩn có kích thướt 80cmx80cmx1m, phụ thuộc vào nhu cầu nguồn nước của gia đình có thể xây bể có kích thước lớn hơn, hoặc có thể sử dụng bồn bằng Inox hoặc nhựa có dung tích tối thiểu là 200l và có chiều cao trên 1m để tối ưu nhất trong quá trình lọc nước.

Dùng ống nước nhựa PVC 49 ở đáy bể, khoan lỗ nhỏ giúp ngăn hạt cát chảy qua ống nước và bịt kính một đầu ống giúp liên kết giữa bể lọc nước với bể chứa nước.

Nên có thêm van ở bể lọc để giúp chùi rửa, vệ sinh định kỳ sau thời gian sử dụng, đảm bảo chất lượng nguồn nước.

Xây bể lắng

Là bể chứa nước từ hệ thống dàn mưa, có các vật liệu lọc nước giúp Oxy hóa, tạo kết tủa và giữ lại các kim loại trong nguồn nước. Quá trình này giúp xử lý nước phèn. Gắn hệ thống ống nước để liên kết giữa bể lắng và bể lọc.

Xây bể chứa nước

Bể này chứa nước sau khi lọc qua hệ thống, có thể sử dụng các loại bồn chứa nước hoặc xây bể. Trên bể có gắn thêm hệ thống ống nước và vòi nước để có thể lấy nước sinh hoạt khi cần.

Bước 2: Đổ vật liệu lọc vào bể lọc thành các lớp

Lớp vật liệu 1: Lớp này bao gồm các loại sỏi thạch anh có kích thước từ 0.5-1cm dày khoảng 10-20 cm, lớp này có tác dụng làm thoáng chống tắc ống lọc và lưới lọc.

Lớp vật liệu 2: Lớp nào bao gồm cát vàng, hoặc cát thạch anh đã được rửa sạch chuyên dùng cho bể lọc, đổ dày khoảng 10 đến 20 cm.

Lớp vật liệu 3:  Là lớp than hoạt tính dày khoảng 5 – 10cm có chức năng chính là khử màu, mùi, hấp thụ một số chất độc hại và các tạp chất hữu cơ trong nước

Lớp vật liệu 4:  Lớp Mangan dày khoảng 10 – 30cm giúp lọc nước giếng khoan nhiễm phèn, sắt, Mangan, Asen

Lớp vật liệu 5: Lớp vật liệu cuối cùng là cát hạt to, hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước, lớp này ở trên cùng và có độ dày khoảng 10-20cm giúp giữ lọc nước và giữ lại tạp chất.

Bước 3.Làm dàn phun mưa

Dàn phun mưa được đặt ở trên đầu của bể lắng. Có thể dùng vòi sen hoặc ống nhựa có đục lỗ nhỏ thay thế nhằm mục đích tạo mưa. Nước qua dàn phun mưa sẽ kết hợp với oxy trong không khí, làm cho sắt kết tủa nhanh hơn, tăng hiệu quả lọc nước nhiễm sắt làm nước hết mùi tanh.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BỂ LỌC THÔ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN

Một số lưu ý khi xây bể lọc nước

Một số lưu ý khi xây bể lọc nước

- Xác định nhu cầu sử dụng và chất lượng nguồn nước của gia đình để xây bể lọc thô phù hợp và lựa chọn vật liệu lọc nước đúng với tính chất của nguồn nước.

- Chất lượng nước càng xấu, nhu cầu sử dùng càng lớn thì nên xây bể lọc có diện tích lớn và đổ lớp vật liệu dày hơn thông thường

- Phải đảm bảo các lớp vật liệu dày đều nhau và mỗi lớp có độ dày từ 10 cm để đảm bảo chất lượng nước sau khi lọc

- Kĩ thuật lắp đường xả nước sẽ quyết định chất lượng và độ bền của vật liệu lọc

- Tổng khối lượng cát sỏi từ 1300 kg/m3, than hoạt tính là 650-700 kg/m3, tỉ trọng vật liệu FILOX từ 1500 kg/m3.

- Nguồn nước phù hợp cho việc xây bể lọc thô là nguồn nước giếng khoan, giếng khơi hoặc các nguồn nước ao hồ…

Trên đây là chi tiết về cách làm bể lọc nước giếng khoan dành cho gia đình, hi vọn bài viết này sẽ giúp khách hàng có thể tự xây bể lọc nước cho gia đình để tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn nước sạch để sinh hoạt và sử dụng. Khách hàng có thể liên hệ cho Thiên Phát để được tư vấn và hổ trợ miễn phí qua số Hotline 0706 272 886 hoặc theo địa chỉ của chúng tôi:  

LỌC NƯỚC THIÊN PHÁT

Địa chỉ: 111 Bàu Cát, P.14, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0706 272 886

Email: locnuocthienphat@gmail.com

Website: maylocnuocphen.vn

Copyright © 2020 - MÁY LỌC NƯỚC PHÈN - Design by i-web.vn

Đang online: 3 | Tổng truy cập: 154757

Hỗ trợ (24/7) 0706272886